• contact@des.vn
  • 0966.81.81.83

Để là giúp doanh nghiệp, tổ chức xây dựng và thực hiện thành công các chương trình đào tạo nội bộ trực tuyến thông qua bài giảng E-Learning, hệ thống LMS đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hãy cùng chúng tôi khám phá từ A đến Z hệ thống LMS qua bài viết dưới đây!

Cùng tìm hiểu Hệ thống LMS là gì?

Hệ thống LMS với tên đầy đủ là Learning Management System. Đây là một phần mềm quản lý học tập giúp phân phối và cung cấp tài liệu liên quan tới đào tạo như slide, bài giảng, video,… Từ đó, giúp cho các tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng quản lý, điều chỉnh và đánh giá chất lượng quy trình đào tạo của mình.

Hệ thống LMS sử dụng nền tảng đám mây để tích hợp quá trình học tập. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã nắm bắt nhanh xu thế này để nâng cao chất lượng đào tạo nội bộ. Do đó, LMS ngày càng được phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng E-learning của các đơn vị, tổ chức trên toàn thế giới. 

Hệ thống LMS có vai trò gì trong bài giảng E-Learning

Hệ thống LMS được xem là công cụ hỗ trợ các bài giảng E-Learning phổ biến nhất, gồm hai thành phần riêng biệt đó là: 

- Thành phần máy chủ để thực hiện các chức năng cốt lõi như: tạo, quản lý và phân phối khóa học, cung cấp dữ liệu, thông báo và xác thực người dùng,…

- Giao diện người dùng chạy phía bên trong trình duyệt dưới dạng web. Hầu hết các hệ thống LMS đều có bản chất là một thiết kế web học trực tuyến với những tính năng hỗ trợ học tập trực tuyến cho học viên, được sử dụng bởi người hướng dẫn hoặc quản trị viên.

Chức năng, vai trò chính của hệ thống LMS là gì?

- Tiết kiệm thời gian: Thay vì phải mất thời gian cho việc tổ chức và triển khai các khóa học như đào tạo truyền thống, hệ thống LMS sẽ giúp cho các doanh nghiệp rút ngắn được khoảng thời gian không cần thiết. Việc lập kế hoạch đào tạo cũng sẽ trở nên linh hoạt hơn, nhờ đó nhân viên có thể tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi.  Bên cạnh đó, các khóa học còn có thể được sao lưu và tái sử dụng nhiều lần trên hệ thống LMS. Giờ đây, các học viên có thể thoải mái vào học bất cứ lúc nào mà không cần lo lắng bị hụt kiến thức do vào học muộn.

- Hiệu quả về mặt chi phí: Đây là trong những lợi ích lớn nhất của hệ thống LMS. Nó giúp tối giản các khoản chi phí như chi phí mặt bằng, chi phí in ấn,  chi phí cơ sở vật chất, chi phí đi lại… của người học và người dạy. Nhà đào tạo sẽ không cần mất thời gian di chuyển tới địa điểm đào tạo hay giữa các cơ sở với nhau để đào tạo nhân sự, thay vào đó họ chỉ cần ngồi tại văn phòng soạn giáo trình bài giảng rồi đưa lên phần mềm e-learning và gửi tới học viên của mình chỉ thông qua chiếc máy tính. 

Chức năng, vai trò chính của hệ thống LMS là gì?

- Dễ dàng quản lý: Đa số các hệ thống LMS đều được trang bị tính năng quản lý và báo cáo chi tiết. Tất cả các hoạt động của hệ thống đều được thống kê cụ thể như các khóa học, số lượng học viên, chất lượng của mỗi học viên thông qua các bài kiểm tra sát hạch định kỳ. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ dàng đánh giá năng lực của nhân viên để có thể kịp thời nâng cao chất lượng các nhân sự khi cần thiết.

- Thỏa mãn nhu cầu và điều kiện học của học viên: Chỉ cần một thiết bị thông minh có kết nối internet như máy tính, điện thoại di động, laptop, máy tính bảng,... là học viên đã có thể học tập mọi lúc mọi nơi. Các bài giảng được lưu trữ và đồng bộ hóa thông trên nền tảng đám mây giúp người học thực hiện quá trình học tập của mình mà không bị gián đoạn dù có vấn đề gì xảy ra.

- Dễ dàng tùy biến và cập nhật nội dung: Việc lưu trữ toàn bộ nội dung khóa học trên hệ thống giúp cho nhà đào tạo có thể cập nhật, thay đổi và quản lý nội dung bài giảng một cách nhanh chóng và dễ dàng. Hệ thống LMS cho phép người quản trị có thể truy cập để bổ sung tư liệu giảng dạy bất cứ lúc nào. Đồng thời, học viên ngay sẽ lập tức sẽ nhận được thông báo về những thay đổi trong khóa học của mình.

- Môi trường học tập, tương tác cho từng học viên: Với hệ thống LMS hiện đại và thông minh, học viên có thể tương tác với nhau giống như khi học tập truyền thống. Họ có thể trao đổi với giảng viên và thảo luận, tương tác với những học viên khác nhờ các tính năng như giơ tay phát biểu, chat trực tuyến,... Đặc biệt, tính năng web meeting còn giúp môi trường học tập trở nên sống động và tích cực hơn. 

Hiện nay, thị trường hệ thống LMS đang ngày càng phát triển, các nhà cung cấp E-Learning cũng ngày một gia tăng một cách chóng mặt. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần lựa chọn cho mình một đơn vị cung cấp phần mềm E-Learning phù hợp để thúc đẩy sự phát triển của cả tổ chức. Và Công Ty Tnhh Giải Pháp Và Dịch Vụ Đào Tạo Trực Tuyến Des chính là sự lựa chọn hàng đầu của bạn. Các giải pháp đào tạo trực tuyến mà Des cung cấp chắc chắn sẽ không làm bạn phải thất vọng!